Để gây hứng thú học tập cho Học sinh trong học tập tiếp thu những kiến thức mới cũng như những tiết thực hành ở môn Lịch sử, ngoài những trang thiết bị do BGD cấp, chúng tôi muốn các em hăng say tìm tòi những kiến thức cơ bản của bài học một cách chủ động thông qua phương pháp giảng dạy của Giáo viên và việc vận dụng hợp lý đồ dùng trên lớp.
Vì vậy, chúng tôi co ý tưởng làm sa bàn điện tử “Các cuộc tấn công của quân ta vào Điện Biên Phủ”. Thuận tiện cho việc thể hiện các đợt tấn công của quân ta, vòng vây của quân ta sau các đợt tấn công, cách bố trí các mũi tiến công cũng như cách thể hiện địa hình đồi núi, sông suối, chiến trường, làng bản ở Điện Biên Phủ. Sa bàn có kèm âm thanh để thêm phần sinh động.
2- CẤU TẠO:
- Phần tĩnh: Được tạo dáng chiến trường Điện Biên Phủ với núi non trùng điệp, sông suối uốn lượn, thể hiện bức tranh thiên nhiên của vùng Tây Bắc. Khu vực trung tâm là vùng lòng chảo Mường Thanh. Phân khu Bắc có Đồi Độc Lập, Bản Kéo. Phân khu trung tâm có Đồi Him Lam, Mường Thanh, sân bay, hầm Tướng Đờ-cát-ta-ri và các cứ điểm như A1, A3, C1, D1, D2, D3,E1. Phân khuNam có Bản Hồng Cúm, sân bay. Ngoài ra còn có các Bản như Bản Hồng Lếch, Bản Nà Khưa, Bản Bông, Bản Sôm. Các địa danh được cắt chữ decal trên nền meca trắng càng làm tăng mức độ chính xác cho sản phẩm.
- Phần điện tử:
+ Được thiết kế bởi 3 hệ thống bóng let thể hiện 3 đợt tấn công của quân ta vào Điện Biên Phủ và vòng vây sau các đợt tấn công. Mũi tiến công, chiến hào và vòng vây của Quân ta được thể hiện bằng bóng lex màu đỏ, các mũi tiến công được điều khiển tự động bằng hệ thống IC. Các cứ điểm của địch và mũi tấn công, rút chạy của địch được thể hiện bằng bóng lex màu xanh. Tất cả đều được thể hiện trên bảng chú giải một cách tỉ mỉ và khoa học. 3 hệ thống này được chốt lại bằng 3 công tắc, rất thuận tiện khi sử dụng sản phẩm.
+ Phần âm thanh gồm 5 File là:
- Hò kéo pháo, tiếng súng liên thanh
- Tiếng đại bác và bộc phá
- Lời thuyết minh cho chiến dịch Điện Biên Phủ
- Lời binh trên nền bài hát giải phóng Điện Biên.
Tất cả được tích hợp vào thẻ nhớ. Hệ thống âm thanh được điều khiển từ xa hoặc bằng tay.
+ Hệ thống công tắc: 1, 2, 3, 4 phụ trách 3 đợt tấn công của quân ta và đường chiến hào. Công tắc không có số phụ trách âm thanh.
3- TÁC DỤNG:
Dạy chuyên sâu bài Lịch sử: “Các đợt tấn công của Quân ta vào Điện Biên Phủ” ở các cấp học như Tiểu học (Lớp 5) Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
4- CÁCH SỬ DỤNG:
a) Cắm điện vào ổ điện 220V.
b) Bật công tắc âm thanh + Chọn File 4(Thuyết minh cho chiến dịch Điện Biên Phủ). Căn cứ theo lời thuyết minh mà bật lần lượt các công tắc 1, 2, 3 cho phù hợp.
- Bật công tắc 1: Quân ta tấn công đợt 1.
- Bật công tắc 2: Đường chiến hào.
- Bật công tắc 3: Quân ta tấn công đợt 2.
- Bật công tắc 4: Quân ta tấn công đợt 3.
c) Chọn File 5: Lời bình trên nền nhạc bài hát “giải phóng Điện Biên”
5- BẢO QUẢN:
Để nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt. Tuyệt đối tránh nắng và nước.
6- MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Mỹ Thuật Giáo Dục Hoàng Lâm
Địa chỉ: Phố Cung- Quảng Ninh- Quảng Xương- Thanh Hóa (Quốc lộ 1A- Cách Bưu điện Tỉnh Km 11 về phíaNam)