Để gây hứng thú học tập cho Học sinh trong học tập tiếp thu những kiến thức mới cũng như những tiết thực hành về "Hệ tuần hoàn máu", ngoài những trang thiết bị do BGD cấp, chúng tôi muốn các em hăng say tìm tòi những kiến thức cơ bản của bài học một cách chủ động thông qua phương pháp giảng dạy của Giáo viên và việc vận dụng hợp lý đồ dùng trên lớp.
Vì vậy, chúng tôi co ý tưởng làm “Hệ tuần hoàn máu”.Thuận tiện cho việc thể hiện bài học thông qua hệ thống đèn tín hiệu.
2- CẤU TẠO:
- Bên ngoài:
Được thiết kế vẽ phần tĩnh của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ như:
- Động mạch chủ, mao mạch ở các cơ quan, tĩnh mạch chủ, động mạch phổi, mao mạch ở phổi, tim.
- Công tắc điều khiển:
+ Công tắc trên cùng: Đóng hệ thống mạch điện ở Tim.
+ Công tắc quay: Điều chỉnh chế độ Tim đập nhanh, vừa, chậm, nghỉ.
+ Công tắc 1+2: Điều khiển vòng tuần hoàn lớn.
+ Công tắc 3+4: Điều khiển vòng tuần hoàn bé.
- Bên trong:
+ Hệ thống nguồn 5V được hạ thế từ 220V.
+ Hệ thống đền lét được điều khiển tự động bằng những IC.
+ Hệ thống rơ-le tự động tạo nhịp đập của tim.
+ Công tắc chuyển cực thay đổi số lần nhịp đập của tim trong một phút.
+ Hệ thống dây dẫn
3- TÁC DỤNG:
- Dạy các bài " Hệ tuần hoàn máu”.
4- SỬ DỤNG:
Khi dạy từng bài, Giáo viên cần kết hợp hợp lý giữa Công tắc tương ứng sao cho hợp lý.
- Công tắc trên cùng: Đóng mạch cho Tim hoạt động.
- Công tắc quay: Tuỳ chọn các chế độ đập của Tim-Nhanh- Vừa- Chậm- Nghỉ.
- Công tắc 1: Máu mang chất dinh dưỡng từ Tim qua động mạch chủ đi nuôi các cơ quan trong cơ thể.
- Công tắc 2: Máu mang chất thải từ các cơ quan về Tim qua Tĩnh mạch chủ. (Hoàn tất vòng tuần hoàn lớn)
- Công tắc 3: Máu từ Tim được bơm lên Phổi qua Tĩnh mạch Phổi. Tại mao mạch phổi, máu được trao đổi chất, trở thanh máu đỏ tươi.
- Công tắc 4: Máu từ Mao mạch phổi về Tim qua động mạch phổi. (Hoàn tất vòng tuần hoàn bé)